BÁC SĨ MÁY TÍNH
Chào mừng bạn đến với forum lớp BSMT
PC056C2TC2 Trường Cao Đẳng Nghề Ispace
Hãy đăng ký thành viên để cùng học tập
và chia sẽ kiến thức.
THÂN ÁI
BQT
BÁC SĨ MÁY TÍNH
Chào mừng bạn đến với forum lớp BSMT
PC056C2TC2 Trường Cao Đẳng Nghề Ispace
Hãy đăng ký thành viên để cùng học tập
và chia sẽ kiến thức.
THÂN ÁI
BQT
BÁC SĨ MÁY TÍNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÁC SĨ MÁY TÍNH


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính I_folder_announce10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính Hot1010THÔNG BÁO TỔ CHỨC ĂN NHẬU NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH 2-9

 

 10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhduy224
Thành Viên Chăm Chỉ
thanhduy224


Tổng số bài gửi : 74
Điểm : 225
Số Lần Được Cảm Ơn : 3
Join date : 24/05/2011
Age : 35
Đến từ : Viet Nam

10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính   10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính I_icon_minitimeTue May 31, 2011 7:04 pm

Mỗi người kỹ thuật viên đều có những phương cách giải quyết sự cố khác nhau. Một số người thường dựa vào khả năng suy đoán của mình nhưng một ố người khác thì nhờ vào lời khuyên của bạn bè, đồng nghiệp, những người đi trước.

Sau đâ là 10 bước chuẩn đoán sự cố điển hình mà bạn có thể thực hiện.
Bước 1: Nhận diện sự cố
Nếu bạn không nhận diện được vấn đề, bạn sẽ không thể bắt đầu giải quyết nó.
Để nhận biết được vấn đề bạn có thể đặ vấn đề đối với khách hàng những câu tương tự như sau:
Bạn cho tôi biết máy tính của bạn xảy ra hiện tượng gì?
Nó có thường xuyên không?
Bạn có cài phần mềm mới nào không?
Bạn có gắn thêm bộ phận mới nào không?
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin về vấn đề, bạn chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra sơ bộ
Bạn nên kiểm tra tổng quát như xem lại bên trong Case, kiểm tra các kết nối bàn phím (Keyboard), màn hình (Monitor), card mở rộng (Extend Card), RAM, CPU,… Bởi vì vấn đề có thể được giải quyết đơn giản thông qua bước này. Bạn có thể đặt đại loại vài câu hỏi cho công việc kiểm tra của mình.
Nó (Card) đã gắn hay chưa?
Nó đã được mở chưa?
Hệ thống đã sẵn sang chưa?

Sau khi kiểm tra xong mà vấn đề chưa được giải quyết thì chuyển sang bước 3
Bước 3: Tìm nguyên nhân gây sự cố
Khi bạn muốm tìm nguồn gốc của sự cố, không ai cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn người đang dùng nó. Vì vậy bạn nên hỏi trực tiếp người dùng nó (nếu có thể) đã làm những gì trước khi xảy ra sự cố này và từ đó bạn có thể tái hiện lại những sự việc trước đó mà dò tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
Bước 4: Khởi động lại máy
Bạn nê luôn luôn khuyên khách hàng khởi động lại máy, vì thường những vấn đề sự cố có thể được giải quyế khi khởi động lại máy.
Bước 5: Xác định sự cố liên quan đến phần cứng hay phần mềm
Bước này là quan trọng bởi vì nó xác định phần nào của máy tính bạn nên tập trung vào để tìm kiếm và giải quyết. Vì những phần khác nhau cần có những kỹ năng và những công cụ giả quyết khác nhau.
Bước này chủ yếu dựa vào khinh nghiệm của từng cá nhân hơn những bước khác. Có một vài sự cố đòi cài lại Driver, phần mềm hoặc ngay cả toàn bộ hệ điều hành.
Bước 6: Nếu vấn đề là phần cứng, xác định linh kiện nào bị lỗi
Các vấn đề phần cứng thường dễ thấy.
Ví dụ: Một máy tính không thể truy cập Internet, mà bạn đã xác định là vấn đề phần cứng thì dĩ nhiên thay thế một modem là cần thiết.
Bước 7: Nếu vấn đề là phần mềm, khởi động (Reboot) lại hệ thống bằng một bản sạch của hệ điều hành
Thường liên quan đến vấn đề phần mềm là khởi động lại bằng bản sạch.
Ví dụ: Đối với hệ điều hành MS-DOS ta khởi động lại bằng đĩa sạch khác có tập tin config.sys và autoexec.bat không có driver của hang thứ ba (driver cho sound card, cd-room…). Hoặc khởi động máy trong chế độ Safe mode đối với Windows 9x và Windows 2000, Windows XP khi đó chỉ những driver mặc định được nạp.
Bước 8: Xem thông tin hướng dẫ từ nhà cung cấp
Hầu hết mọi máy tính và các thiết bị ngoại vi ngày nay đều có những tài liệu hướng đẫn kem theo như sách, cd-room và websites… Bạn nên đọc những hướng dẫn này.
Bước 9: Nếu không giải quyết được vấn đề
Sau khi xác định nguyên nhân mà bạn không giải quyết được vấn đề, bạn nên đặt máy về tình trạng ban đầu rồi mới tiếp tục giải quyết theo những hướng khác.
Bước 10: Yêu cầu trợ giúp
Một điều hiển nhiên là chúng ta, không ai có thể giải quyết được mọi sự cố, sẽ có những phát sinh mới mà ta chưa từng gặp và ta cũng tìm được nguyên nhân gây ra. Khi đó bạn cần một sự trợ giúp từ đồng nghiệp…
Chú ý: 10 bước trên đây bạn nên vận dụng một cách linh hoạt, không nhất thiết phải theo đúng thứ tự và đầy đủ các bước trên. Vì sự cố xảy ra rất đa dạng và phong phú, bà bản thân người kỹ thuật viên cũng có nhiều phương pháp giải quyết khác nhau.
II. Điều trị
1. Mở máy tính ra nếu:
Tất cả các thiết bị (Monitor, Case, Power Supply,…) đều không hoạt động => Nguyên nhân do bộ nguồn. Bạn cần kiểm tra lại bộ nguồn.
Màn hình (Monitor) không có tín hiệu => nguyên nhân có thể do card màn hình (Display card), Monitor, CPU, BIOS, Mainboard và cả Power Supply. Bạn cần kiểm tra lại Card màn hình, Monitor, Power Supply, CPU, Mainboard.
2. Trong quá trình POST nếu:
Máy phát ra tiếng Beep và hiển thị lỗi (nếu màn hình tốt) => nguyên nhân do các bộ phận của máy tính bị lỗi.
Bạn nên tham khảo trong User’s Manual kèm theo Mainboard để biết nguyên nhân do bộ phần nào. Bạn cần kiểm tra lại bộ phận đó.
Trong trường hợp này, có những lỗi làm cho máy ngừng hoạt động, nhưng có những lỗi mà máy tính chỉ thông báo mà thôi, vẫn hoạt động bình thường.
Bạn nên kiểm tra trên màn hình, nếu thấy không nhận diện được ổ cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD), CD-ROM, DVD-ROM… => nguyên nhân có thể thông tin trong CMOS thiết lập sai, Cable nguồn, Cable dữ liệu, bản thân các ổ đĩa. Bạn nên kiểm tra lại.
Màn hình hiển thị lỗi “No Operating System” => máy không thấy Hệ điều hành có thể do có đĩa mềm, hay đĩa CD trong ổ đĩa mà những đĩa này không khởi động được. Bạn nên kiểm tra lại, kể cả ổ đĩa cứng.
3. Khi máy khở động xong:
Nếu máy khởi động có dấu hiệu bất thường như lúc được, lúc không (treo máy), phát tiếng kêu lộc cộc, hay máy tự khởi động lại. Bạn nên kiểm tra ổ đĩa cứng, nguồn.
Máy hoạt động bắt thường như tắt, các thiết bị hoạt động không ổm định. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, BIOS.
Chuột (Mouse), bàn phím (Keyboard) không sẻ dụng được. Bạn cần kiểm tra lại kết nối, Mouse, Keyboaed, và Mainboard.
Không sử dụng được ổ đĩa A. Bạn nên kiểm tra lại đĩa mềm, Cable, kết nối, ổ đĩa A, CMOS và Mainboard.
Không đọc được CD. Bạn nê kiểm tra lại đĩa CD, Cable, kết nối, ổ đĩa CD-ROM, CMOS và Mainboard.
Nếu màn hình rung, hay hoạt động không bình thường. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, màn hình, Cable, driver, video card hay những thiết lập trong hệ điều hành.
Nếu âm thanh có vấn đề. Bạn cần kiểm tra lại nguồn, volume, cable, driver, sound card hoặc những ứng dụng cho âm thanh.
Nếu máy tính hoạt động không bình thường như không in được, bị vệt đen, trang in bị mờ… bạn cần kiểm tra lại máy in như driver, cable, nguồn, các bộ phận của máy in, ứng dụng…
Nếu Modem của bạn có vấn đề không kết nối được Internet, bị ngắt giữa chừng, hay xuất hiện những tín hiệu lạ. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, cable, driver, ứng dụng, các vật gây sóng điện từ…
Nếu thiết bị USB không dùng được, Bạn nên kiểm tra lại nguồn, driver, cà bản thân thiết bị đó.

Lược đồ chuẩn đoán – sửa chữa máy tính

[You must be registered and logged in to see this image.]
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

Link down: [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
 
10 Bước chuẩn đoán và điều trị máy tính
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TeamViewer 6.0.10511 - Điểu khiển máy tính từ xa
»  Những điều nên biết khi Format đĩa cứng
» Đề thi phần mềm bác sĩ máy tính
» Tìm hiểu về nguồn máy tính
» Tài liệu ôn tập mạng máy tính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BÁC SĨ MÁY TÍNH  :: DIỄN ĐÀN :: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ-
Chuyển đến